Răng chết tủy: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Tủy răng là bộ phận cấu tạo từ khối mô liên kết chứa các mạch máu và dây thần kinh, đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống răng. Do đó, khi răng bị chết tủy sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân răng chết tủy là gì? Tác hại và cách điều trị tình trạng này ra sao? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin chi tiết.

Răng chết tủy là gì?

Răng chết tủy là tình trạng răng bị nhiễm trùng và viêm do các tổn thương nặng không được điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng chết tủy. Sau khi tủy răng bị hoại tử, người bệnh hầu như không còn cảm giác đau nhức và khó chịu trên răng nên việc nhận biết và điều trị gặp nhiều khó khăn. 

Răng chết tủy là gì?

Răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị hoại tử do viêm nhiễm lâu ngày không được điều trị kịp thời

Dấu hiệu răng bị chết tủy

Răng bị chết tủy có thể nhận biết thông từng giai đoạn tổn thương tủy:

Giai đoạn viêm tủy phục hồi

Ở giai đoạn này, tủy răng chỉ mới bắt đầu bị tổn thương. Bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức nhẹ, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo đó là cảm giác ê buốt khi răng tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Giai đoạn viêm tủy mãn tính

Giai đoạn này sẽ xuất hiện những cơn đau dai dẳng hơn vào sáng sớm và ban đêm. Răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, mỗi cử động răng đều đi kèm cảm giác đau nhức.

Giai đoạn viêm tủy cấp tính

Những cơn đau bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hơn và kéo dài hàng tiếng đầu hơn. Nướu răng có thể bị tổn thương và mưng mủ, gây sưng đỏ, đau nhức.

Giai đoạn tủy hoại tử

Cơn đau nhức lúc này không còn xuất hiện ở chiếc răng bị chết tủy nữa mà chúng chuyển dần sang viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng, khiến răng bị lung lay và có nguy cơ rụng khỏi hàm.

Dấu hiệu răng bị chết tủy

Men răng chuyển màu, sưng đỏ có mủ là những dấu hiệu thường thấy khi tủy bị hoại tử

Tại sao răng bị chết tủy?

Răng bị chết tủy chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Do sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân làm chết tủy răng. Khi bạn bị sâu răng, vi khuẩn sẽ ăn mòn lần lượt từ men răng, ngà răng. Sau khi phá hoại 2 loại bảo vệ răng này, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy. 

Do đó, khi phát hiện sâu răng, bạn cần thăm khám nha khoa ngay lập tức để được thực hiện các phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây tổn thương tủy.

Do răng nứt, gãy, mẻ

Răng bị tổn thương sẽ làm cho các mạch máu và dây thần kinh nuôi dưỡng tủy bị tổn thương. Điều này làm phá hủy chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho tủy răng. Khi không nhận được chất dinh dưỡng đều đặn, răng sẽ bị chết tủy.

Do viêm nướu

Viêm nướu, viêm lợi cũng là một trong những nguyên nhân gây chết tủy. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm nha chu, áp xe răng. Từ đó, răng sẽ bị suy yếu dần, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây chết tủy.

Tại sao răng bị chết tủy?

Sâu răng, viêm nướu và các chấn thương nặng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chết tủy

Răng bị chết tủy có nguy hiểm không?

Răng bị chết tủy không chỉ gây khó khăn cho việc ăn uống, làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Khi răng bị chết tủy, vi khuẩn viêm nhiễm sẽ từ từ lan rộng ra các tổ chức khác quanh răng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng. Chưa kể còn làm phát sinh ra các vấn đề khác như viêm cuống răng, viêm xương, viêm hạch, rụng răng,…

Nếu không sớm tìm cách điều trị, tình trạng chết tủy răng sẽ khiến cho răng không tồn tại được lâu trên cung hàm và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Lúc này, bắt buộc bạn phải thực hiện các phương pháp phục hình răng giả để thay thế. Nếu không mất răng lâu ngày có thể dẫn đến tiêu xương hàm, lệch khớp hàm, lão hóa khuôn mặt,…

Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu răng chết tủy nêu trên, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Răng bị chết tủy có nguy hiểm không?

Răng chết tủy nếu không được phát hiện và điều trị sớm có nguy cơ dẫn đến mất răng vĩnh viễn

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?

Tùy răng là bộ phận nằm sâu bên dưới lớp ngà răng và men răng. Do đó, khi tủy răng bị viêm nhiễm tức là cấu trúc răng đã bị tổn thương toàn bộ. Lúc này, thời gian răng tồn tại chỉ có thể kéo dài thêm tầm 1 năm hoặc thậm chí là ngắn hơn. 

Sau đó, quá trình sừng hóa mô răng sẽ diễn ra. Quá trình này sẽ làm cho răng giòn và dễ bị sứt, mẻ hơn khi có lực tác động mạnh. Sừng hóa mô răng một khi đã xuất hiện thì diễn ra rất nhanh chóng. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, khả năng cao là bạn sẽ bị mất răng vĩnh viễn.

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?

Tùy vào sức khỏe răng mà sau khi chết tủy có thể tồn tại từ vài tháng đến 1 năm

Cách điều trị răng chết tủy

Răng chết tủy phải làm sao? Phương pháp để điều trị răng chết tủy là tiến hành loại bỏ các mô tủy bị hư tổn, sau đó tạo hình và trám bít ống tủy. Quá trình điều trị tủy sẽ diễn ra với 5 bước như sau:

Thăm khám và chụp X-quang

Trước tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám và chụp X-quang để bác sĩ nhận biết tình trạng và mức độ viêm tủy răng, xác định chiều dài ống tủy và lên phác đồ điều trị.

Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng cho sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn cũng như các tác nhân có nguy cơ làm nhiễm trùng răng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu trong quá trình điều trị.

Đặt đế cao su

Bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào răng của bệnh nhân để ngăn các hóa chất từ thuốc trong quá trình điều trị rơi vào đường tiêu hóa.

Điều trị tủy

Bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng dẫn đến ống tủy và tiến hành hút sạch những mô tủy chết ra ngoài. Sau đó bác sĩ sẽ tạo hình cho ống tủy và lấp kín buồng tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Trám bít ống tủy

Tùy vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình răng bằng trám răng hay bọc răng sứ thẩm mỹ.

Cách điều trị răng chết tủy

Trám răng điều trị tủy là các tốt nhất để bảo tồn răng hiệu quả nhất hiện nay

Chi phí điều trị tủy răng chết giá bao nhiêu?

Chi phí lấy tủy răng sẽ phục thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, mức độ hư hại của răng và một số yếu tố khác như:

  • Số lượng ống tủy ở mỗi răng.
  • Mức độ viêm nhiễm và vị trí răng cần lấy tủy.
  • Phương pháp điều trị tủy: điều trị trực tiếp hay phải đặt thuốc lấy tủy, sau khi điều trị sẽ phục hình bằng phương pháp trám răng hay bọc sứ thẩm mỹ.
  • Chính sách của nha khoa thực hiện.

Giá đây là bảng giá chữa tủy răng tại Nha Khoa Kim để bạn có thể tham khảo thêm:

Điều trị tủy răng

Giá (VNĐ)

Chữa tủy răng 1 chân + Trám

890.000đ

Chữa tủy răng 2 chân + Trám

1.100.000đ

Chữa tủy răng 3 chân + Trám

1.800.000đ

Chữa tủy răng lại (đối với bệnh nhân làm ở nơi khác) 

2.500.000đ

Răng chết tủy gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Để ngăn chặn điều này, bạn cần chủ động thăm khám tại Nha Khoa Kim định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời khi tủy răng mới bắt đầu bị tổn thương. Lúc này tủy răng vẫn có cơ hội phục hồi và việc điều trị tủy cũng diễn ra đơn giản, an toàn hơn, không cần phải loại bỏ răng.

The post Răng chết tủy: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/rang-chet-tuy.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?