Men răng là gì? Cách bảo vệ và phục hồi men răng yếu hiệu quả

Men răng là một bộ phận cấu tạo nên răng, có chức năng bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại. Vì thế nếu lớp men bị yếu đi sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho răng. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, ăn mòn, gây viêm răng, sâu răng mà còn khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự biết đến men răng là gì? Cách bảo vệ và phục hồi men răng yếu hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Men răng là gì?

Men răng được cấu tạo từ tinh thể canxi. Trong đó, có đến 96% là muối khoáng, phần còn lại là nước và chất hữu cơ. Các mảnh canxi nằm sát với nhau và xếp theo một trình tự chính xác, có nhiệm vụ bảo vệ răng.

Trong 4 mô lớn cấu tạo nên răng gồm có men răng, ngà răng, cementum (*) và tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng, bao phủ toàn bộ răng và chứa nhiều khoáng chất. Công dụng của nó là giúp răng chắc khỏe, bảo vệ ngà răng và tủy răng.

(*) Cementum là một lớp phủ mỏng, chứa canxi, dùng để bao kín chân răng.

"</p

Theo thời gian, lớp men này sẽ từ từ bị bào mòn trong môi trường axit. Từ đó, dẫn đến suy yếu và không thể tự phục hồi lại được.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng men răng yếu

Men răng yếu có thể do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có cả nguyên nhân bên ngoài lẫn nguyên nhân bên trong.

Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân đến từ các thói quen do chính bản thân chúng ta gây ra. Chẳng hạn như:

  • Không thường xuyên vệ sinh răng miệng, vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ, phát triển và phá hủy lớp men.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp, bàn chải có có lông quá cứng. Hoặc thực hiện đánh răng sai cách, tác động lực quá mạnh dẫn đến men và cổ răng bị mòn.
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ khiến răng bị sứt mẻ, làm lớp men bị mài mòn và yếu dần đi.
  • Thường xuyên ăn những thực phẩm chứa axit, đường, carbohydrate cũng là nguyên nhân khiến men răng suy yếu.

Nguyên nhân bên trong

Nguyên nhân bên trong chủ yếu đến từ các bệnh lý do cơ thể phát sinh. Chẳng hạn như:

  • Tuyến nước bọt hoạt động kém hay axit từ bã thức ăn dẫn đến khô miệng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mòn men răng.
  • Các bệnh lý liên quan đến răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu,… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm hỏng lớp men.
  • Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày) có thể khiến men răng suy yếu. Hoặc bệnh lý di truyền bẩm sinh như: thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng.

Các dấu hiệu nhận biết men răng yếu

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng men răng bị suy yếu thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Ngà răng bị lộ ra ngoài khiến răng ngả vàng bất thường.
  • Răng đau nhức, ê buốt khi ăn thức ăn chua, ngọt, uống nước nóng, lạnh.
  • Răng bị nứt, vỡ một phần.
  • Bề mặt răng không còn sáng bóng mà có những đốm trắng đục.
  • Xuất hiện các bệnh lý răng miệng như: viêm tủy, sâu răng.

"Các

Cách bảo vệ phục hồi men răng yếu hiệu quả

Men răng yếu sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn. Đồng thời, vì không có tế bào sống nên lớp men đã mất sẽ không thể tái tạo lại. Vì vậy, bạn cần biết cách bảo vệ và phục hồi men răng hiệu quả thông qua một số biện pháp đơn giản dưới đây:

Bổ sung khoáng chất cho răng

Để làm dày lớp men bị mài mòn bạn nên bổ sung khoáng chất thường xuyên cho răng. Bạn có thể sử dụng viên uống hoặc ăn các loại thức ăn có nhiều vitamin D, canxi. Các sản phẩm từ sữa ít béo như phô mai cũng sẽ giúp kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn. Nhờ đó, khoang miệng duy trì được độ pH ổn định.

Mặt khác, bạn cũng nên hạn chế những món ăn quá dai hoặc quá cứng để tránh bào mòn men răng. Hạn chế ăn kẹo ngọt, giảm đồ uống lạnh, đồ uống có gas cũng như các loại trái cây có nhiều axit như cam, chanh, quýt,… .

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn cần đánh răng 2 lần/ngày, hạn chế chải răng quá mạnh. Và nên sử dụng nước súc miệng / kem đánh răng có chứa thành phần Fluoride. Đây là một trong những chất có khả năng chống lại axit. Nó giúp bảo vệ lớp men trước những tác nhân gây bào mòn.

"Cách

Kiểm tra và làm sạch răng định kỳ

Ngoài những cách phục hồi men răng yếu tại nhà kể trên. Bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín như Nha Khoa Kim thực hiện kiểm tra và làm sạch các mảng bám trên răng thường xuyên, định kỳ ít nhất 2 lần/năm.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nha khoa, có rất nhiều phương pháp khác nhau để phục hồi lại men răng. Bác sĩ sẽ cần thăm khám, tìm ra nguyên nhân, sau đó mới đưa ra phương án điều trị thích hợp dựa vào tình trạng lớp men bị mất của người bệnh như: trám răng, bọc răng sứ, răng mất lớp bảo vệ ngoài, chụp mão cầu cho răng sâu,…

Cách phòng ngừa mòn men răng hiệu quả

Để bảo vệ men răng một cách tối ưu nhất, bạn nên:

  • Không dùng răng để cắn các vật cứng.
  • Hạn chế sử dụng những loại các cây có chứa axit, nước ngọt có gas nhiều lần trong ngày. Nếu có thì sau khi sử dụng nên súc miệng lại bằng nước sạch để cân bằng lượng axit trong khoang miệng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo,… . Vì nó là tác nhân kích thích vi khuẩn trong miệng tiết axit ăn mòn lớp men.
  • Không sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa cồn.
  • Nhai kẹo cao su không đường để tăng sản xuất nước bọt, giúp chống khô miệng.
  • Uống từ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ hay mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, nên điều trị ngay.
  • Thực hiện cạo vôi răng 2 lần/năm để loại bỏ các mảng bám trên răng.

Bài viết trên là những giải đáp của Nha Khoa Kim về men răng là gì? Cách bảo vệ và phục hồi men răng yếu hiệu quả. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn giữ được cho mình một hàm răng chắc khỏe và nụ cười tỏa sáng.

The post Men răng là gì? Cách bảo vệ và phục hồi men răng yếu hiệu quả appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/men-rang-la-gi-cach-bao-ve-va-phuc-hoi-men-rang-yeu-hieu-qua.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi