Gãy răng hàm có sao không? Cách khắc phục răng hàm bị gãy
Gãy răng hàm là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến việc gãy răng có thể là do chấn thương, tai nạn, ăn nhai quá mạnh, bệnh lý răng miệng,… Vậy gãy răng hàm có sao không? Có cách khắc phục răng hàm bị gãy không? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết.
Răng hàm là gì?
Răng hàm (hay còn gọi là răng cối) là những chiếc răng có kích thước lớn nhất trên cung hàm, nằm ở phía trong cùng. Nhóm răng hàm gồm các răng số 4, 5, 6, 7, 8, có tổng cộng 12 chiếc răng hàm, chia đều cho cả 2 hàm trên và dưới.
Nhóm răng hàm giữ vai trò chính là nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Cũng tương tự như các chiếc răng khác, răng hàm có cấu tạo 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng là phần cứng nhất, có chức năng bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong.
Răng hàm là những chiếc răng cối lớn nằm trong cùng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai
Gãy răng hàm có sao không?
Là nhóm răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, vì vậy khi răng hàm bị vỡ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng:
Ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa
Khi răng hàm bị gãy, cấu trúc răng cũng sẽ bị phá hủy. Từ đó làm xuất hiện lỗ hổng trên hàm và gây khó khăn cho việc ăn nhai. Thức ăn trước khi đưa vào dạ dày không được nhai nghiền kỹ lưỡng khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn. Về lâu dài, có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, suy nhược cơ thể vì không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Khi vỡ răng hàm sẽ hình thành thói quen ăn nhai ở một bên hàm ổn định. Theo thời gian, cấu trúc hàm sẽ bị biến đổi lệch về một phía gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, thậm chí là còn gây đau khớp thái dương hàm.
Dễ mắc các bệnh lý răng miệng
Gãy răng khiến bề mặt răng bị phá vỡ và hình thành những hốc nhỏ. Đây là nơi mà thức ăn dễ mắc kẹt khi ăn nhai và thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ.
Nếu sau khi gãy răng, bạn không sớm thực hiện điều trị và không chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công vào phần răng còn lại cũng như các răng lân cận. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng,…
Mất răng vĩnh viễn
Vùng hàm bị gãy nếu không sớm tìm cách phục hình sẽ có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vi khuẩn từ hốc răng sẽ tấn công vào phần răng còn sót lại. Trường hợp răng hàm bị vỡ lớn, vi khuẩn có thể tấn công trực tiếp vào tủy răng gây viêm nhiễm, hoại tử. Theo thời gian, phần răng bị gãy sẽ yếu dần đi và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài
Răng hàm bị gãy gây đau nhức và ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh. Từ đó gây ra những cơn đau đầu, đau thái dương. Điều này sẽ làm tinh thần của bạn bị giảm sút, sức khỏe bị tác động, cơ thể yếu đi, dễ mệt mỏi và cáu gắt hơn.
Vỡ răng hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai, cấu trúc hàm và dễ mắc các bệnh lý răng miệng khác
Nguyên nhân gãy răng hàm thường gặp
Gãy răng hàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như:
- Răng phải chịu một tác động ngoại lực quá lớn: chấn thương, tai nạn, va đập, té ngã,…
- Thói quen dùng răng để cắn các đồ cứng như nước đá, các món đông lạnh, khui bia,…
- Mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…khiến răng trở nên nhạy cảm, yếu đần và dễ bị gãy vỡ.
- Chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khi cơ thể thiếu canxi, flour, vitamin D sẽ làm ảnh hưởng đến độ cứng chắc của răng. Từ đó khiến răng dễ gãy khi bị tác động dù là lực nhẹ nhất.
- Thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống nóng lạnh, nhiều đường, nhiều axit cũng sẽ khiến men răng bị mài mòn, lâu dần sẽ dẫn tới vỡ răng hàm.
Gãy răng hàm có thể sảy ra do các chấn thương, sâu răng và thói quen sinh hoạt không tốt
Gãy răng hàm có mọc lại không?
Nếu răng hàm bị gãy ở giai đoạn răng sữa thì răng vĩnh vẫn có thể mọc lên để thay thế sau đó. Tuy nhiên, khi qua độ tuổi 10 – 11, một khi răng hàm đã gãy đi, nó sẽ không bao giờ có thể mọc lại. Bởi lúc này răng vĩnh viễn đã mọc hoàn thiện và dưới xương hàm không còn mầm răng nào khác có thể mọc trồi lên để thay thế.
Vì vậy, một chiếc răng vĩnh viễn dù là răng hàm hay bất kỳ răng nào khác nếu đã mất đều không thể mọc lại và bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng mất răng thật cả đời.
Răng hàm vĩnh viễn không có khả năng mọc lại sau khi bị gãy, cần có sự can thiệp nha khoa để phục hồi
Cách khắc phục răng hàm bị gãy
Vỡ răng hàm do bệnh lý, chấn thương, tai nạn hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, hầu hết các trường hợp gãy răng hàm đều có thể phục hình được bằng các kỹ thuật nha khoa hiện đại.
Trám răng
Trám răng là phương pháp được chỉ định trong trường hợp răng hàm bị gãy dưới 1/3 thân răng. Phương pháp này sẽ giúp lấp đầy vùng răng bị gãy bằng cách sử dụng các vật liệu chuyên dụng trong nha khoa.
Sau khi trám, răng sẽ khôi phục lại hình dáng và chức năng ai nhai đồng thời ngăn ngừa được các bệnh về răng miệng do mất răng gây nên.
▷ Tham khảo: Trám Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất 2024
Răng hàm bị gãy ở mức độ nhẹ có thể khắc phục bằng phương pháp trám răng
Bọc răng sứ
Trường hợp răng hàm gãy nhiều hơn 1/3 thân răng, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để bảo vệ chân răng cũng như phần răng thật còn sót lại.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ bề mặt răng bị gãy. Sau đó tiến hành mài răng để tạo cùi và cuối cùng là bọc sứ xung quanh để đảm bảo sự sát khít. Răng hàm sau khi bọc sứ có thể thoải mái ăn nhai, màu sắc và hình dáng cũng tương tự như răng thật nên mang đến vẻ đẹp tự nhiên.
Hiện nay, mức giá bọc răng sứ dao động từ 2.500.000đ – 12.800.000đ/răng, tùy vào chất lượng và thương hiệu răng sứ, số lượng răng và địa chỉ nha khoa bọc.
Trong trường hợp răng hàm bị gãy còn chân răng sẽ được chỉ đinh khôi phục bằng phương pháp bọc sứ
Trồng răng Implant
Trường hợp gãy chân răng hàm hoặc gãy răng hàm khiến chân răng lung lay, không thể bảo tồn bằng cách trám răng hay bọc sứ. Bệnh nhân bắt buộc phải nhổ bỏ răng thật và tiến hành phục hình bằng phương pháp trồng răng Implant để đảm bảo chức năng nhai lẫn thẩm mỹ được khôi phục một cách tối ưu.
Răng Implant có cấu tạo gồm 3 phần tương tự như răng thật, đó là trụ Implant, Abutment và mão răng sứ. Trụ Implant được cắm trực tiếp vào trong xương hàm, có nhiệm vụ nâng đỡ mão sứ, cho khả năng ăn nhai chắc chắn.
Đồng thời, trụ Implant cũng là cầu nối để lực được dẫn truyền đến các mô xương hàm giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm – một trong những biến chứng nguy hiểm do mất răng lâu ngày gây ra.
Mang nhiều ưu điểm vượt trội, chi phí trồng răng implant dao động từ 17.000.000đ – 34.000.000đ/răng. Tùy vào chất lượng trụ implant, mão sứ, số lượng răng cũng như địa chỉ nha khoa mà mức giá có thể cao hoặc thấp hơn.
Răng hàm bị gãy do chấn thương mạnh dẫn đến chân răng lung lay buộc phải nhổ bỏ và khôi phục bằng phương pháp Implant
Có thể thấy, tình trạng gãy răng hàm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Vì vậy, một khi răng hàm bị gãy, bạn hãy nhanh chóng đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị phù hợp. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về vấn đề này, vui lòng đến trực tiếp các cơ sở Nha Khoa Kim hoặc liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 1900 6899.
The post Gãy răng hàm có sao không? Cách khắc phục răng hàm bị gãy appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.
source https://nhakhoakim.com/gay-rang-ham.html
Nhận xét
Đăng nhận xét