Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý mà bất cứ ai cũng đã từng gặp phải. Dù không gây nguy hiểm song cảm giác xót, đau bên không miệng gây không ít khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để nhiệt miệng nhanh chóng khỏi và không tái phát trở lại bạn cần có cho mình chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ thay Nha Khoa Kim trả lời câu hỏi này.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều người do chế độ ăn uống không hợp lý. Việc thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiệt miệng. 

Nhiệt miệng sẽ xuất hiện ở môi, má, lợi và phần đầu lưỡi gây đau và khó chịu khi ăn. Thông thường, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách các vết lở sẽ nhanh chóng khỏi sau một vài ngày. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng là nguyên nhân chính gây lở miệng

Nhiệt miệng nên ăn uống gì?

Cảm giác đau rát tại các vết loét do nhiệt miệng gây ra khiến việc ăn uống trở nên kém đi, từ đó dẫn đến lười ăn, bỏ bữa và thiếu chất. Nếu tình trạng nhiệt miệng không quá nặng, bạn có thể tự chữa trị tại nhà bằng các loại thực phẩm có khả năng làm giảm đau, giảm viêm, nhanh lành vết nhiệt miệng.

Dưới đây là một số loại thực phẩm rất tốt cho người bị nhiệt miệng:

Thức ăn mềm, ít gia vị

Dù nhiệt miệng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn song vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… sẽ giúp hạn chế tình trạng đau xót khi ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Khi bị nhiệt miệng, tuyệt đối không nên bỏ bữa hoặc ăn qua loa, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bởi việc này sẽ làm giảm sức đề kháng, khiến vết loét nhiệt miệng dễ bị viêm nặng hơn và tái phát sau khi khỏi.

Nhiệt miệng nên ăn gì

Nên ăn các loại thực phẩm mềm và ít gia vị

Ăn sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thành phần lactobacillus acidophilus trong sữa chua có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại cho khoang miệng, giúp làm dịu cơn đau do nhiệt miệng gây ra một cách đáng kể.

Sau khi nhiệt miệng chữa khỏi, bạn vẫn nên duy trì ăn sữa chua mỗi ngày để làm mát cơ thể, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Bị nhiệt miệng nên ăn sữa chua

Bị nhiệt miệng ăn nhiều sữa chua giúp cải thiện vết lở và làm dịu cơn đau hiệu quả

Trà xanh/trà đen

Trong trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng, bạn hãy uống nước trà xanh mỗi ngày cho đến khi cảm giác đau rát, viêm loét không còn.

Bên cạnh trà xanh thì bạn cũng có thể sử dụng trà đen. Các chất tanin trong trà đen có tác dụng giảm sưng viêm, đau rát do nhiệt miệng gây ra một cách nhiệt quả.

Nhiệt miệng nên uống gì nhanh hết

Trà đen có công dụng kháng khuẩn giúp cải thiện tình trạng lở miệng nhanh chóng

▷ Tham khảo thêm: Nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà

Thực phẩm giàu sắt và khoáng chất khác

Khi cơ thể thiếu sắt và các khoáng chất khác như kẽm,… sẽ làm sức khỏe hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ dẫn đến nhiệt miệng hơn. Vì vậy, người bị nhiệt miệng cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt gà, trứng, súp lơ xanh,…

Nhiệt miệng nên ăn thực phẩm chứa nhiều sắt

Thiếu sắt và các loại khoáng chất khác là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng vì vậy cần được bổ sung đầy đủ

Uống rau má

Theo y học cổ truyền, rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Hoạt chất Triterpenoids có trong rau má có tác dụng đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết thương. Vì vậy, người bị nhiệt miệng có thể uống nước rau má trong vài ngày để giảm cảm giác đau rát trong khoang miệng và để bệnh nhanh chóng khỏi.

Bị nhiệt miệng nên uống gì để nhanh khỏi

Nước rau má có công dụng làm mát và giải nhiệt rất tốt

Bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm sau đây:

Thức ăn, trái cây chứa nhiều axit

Khi bị nhiệt miệng, hãy tránh xa các món ăn hay các loại trái cây nhiều acid như chanh, dứa, mận xanh. Vì acid sẽ làm các vết viêm loét do nhiệt miệng gây ra trở nên nghiêm trọng và lâu lành hơn.

Thay vào đó, bạn nên ăn những loại trái cây như cam, quýt, bưởi để cung cấp Vitamin C cho cơ thể, giúp đề kháng khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Hạn chế ăn các loại trái cây chua, chứa nhiều acid

Thức ăn cay nóng

Thức ăn cay nóng là thực phẩm mà bạn cần phải bỏ qua khi bị nhiệt miệng. Vị cay từ ớt hoặc nhiệt độ cao sẽ gây kích ứng vùng mô bị tổn thương trong khoang miệng, khiến tình trạng nhiệt miệng nặng hơn, gây cảm giác đau xót nhiều hơn.

Ngoài ra, để vết nhiệt miệng nhanh lành hơn, khi chế biến thực phẩm bạn cũng cần dùng quá nhiều gia vị dù là cay hay mặn.

Nhiệt miệng nên hạn chế ăn thực phẩm cay nóng

Thức ăn cay nóng là nguyên nhân gây nhiệt miệng nên cần hạn chế ăn

Cà phê và các loại nước ngọt

Hoạt chất acid salicylic có trong cà phê có thể khiến mô nướu tổn thương trong miệng bị kích ứng. Từ đó gây nhiệt miệng hoặc làm vết loét nhiệt miệng nặng hơn. Do vậy, hãy tạm thời ngưng uống cà phê khi bị nhiệt miệng hoặc cai hoàn toàn nếu bạn gặp tình trạng này thường xuyên.

Bên cạnh cà phê, người bị nhiệt miệng cũng nên tránh xa các loại nước ngọt bởi siro hay acid phosphoric có trong các loại nước này là nguyên nhân gây viêm nhiễm, lở loét trong miệng.

Bị nhiệt miệng không nên uống gì

Hạn chế sử dụng cà phê và các loại nước ngọt

Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Tình trạng nhiệt miệng xảy ra thường xuyên có thể là do chế độ ăn uống và sức khỏe đang không tốt. Lúc này, bạn nên từ bỏ các thói quen xấu và xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng vì có thể gây tổn thương cho miệng.
  • Hạn chế ăn các món ăn quá khô, quá cứng, quá giòn vì có thể làm niêm mạc miệng bị tổn thương, gây nhiệt miệng.
  • Tránh uống rượu bia, các loại đồ ăn thức uống có chất gây nóng người vì dễ làm tích tụ độc tố.
  • Tránh các món ăn chứa nhiều giàu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn vì có chứa nhiều chất gây hại, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khoang miệng.

Để tránh nhiệt miệng thì ngoài chế độ ăn uống trên bạn cũng cần phải vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để sát khuẩn, có thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện đùa giỡn khi ăn để tránh tình trạng cắn trúng thịt má trong gây nhiệt miệng.

▷ Tham khảo thêm: Top 11 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả

Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Tạo và duy trì chế độ ăn uống hợp lý đồng thời đảm bảo quá trình vệ sinh răng miệng là biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Vậy là qua những thông tin mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ bạn đã biết được bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì rồi đúng không. Nhìn chung, nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để nhanh lành vết thương, hạn chế tình trạng đau rát hết sức có thể.

The post Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì? appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/bi-nhiet-mieng-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi