Tháo răng sứ có đau không? Khi nào nên tháo?

Tháo răng sứ là phương án được chỉ định trong một số trường hợp như: thay răng sứ mới, răng sứ hết tuổi thọ, gặp biến chứng xấu sau khi bọc sứ,… Vậy tháo răng sứ có đau không? Khi nào nên tháo? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim. Cùng tìm hiểu nhé!

Răng sứ có tháo được không?

Bọc răng sứ phương pháp được nhiều người lựa chọn thực hiện để khắc phục các khuyết điểm trên răng như răng nứt, mẻ, lệch lạc, khấp khểnh, nhiễm màu,…Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt phần răng thật để tạo cùi rồi dùng mão sứ chụp lên, giúp bạn có được hàm răng trắng sáng, đều đẹp.

Sau khi chụp lên cùi răng, mão răng sứ sẽ sát khít và bám chặt vào răng thật nên rất khó để tháo ra. Chưa kể còn có 1 lớp xi măng chuyên dụng giữa mão răng và cùi răng để giữ mão sứ cố định chắc chắn trên cung hàm, không bị lung lay khi ăn nhai. Tuy nhiên, khi cần thiết răng sứ vẫn có thể tháo ra (khi gặp vấn đề không mong muốn hoặc muốn thay đổi dáng răng khác).

Răng sứ có tháo được không?

Răng sứ có thể tháo và được thay mới khi có sự chỉ định từ bác sĩ

Thao tác tháo răng sứ được bác sĩ thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn thận để không làm nướu hay các răng mọc liền kề bị tổn thương. Quá trình tháo răng sứ cũng cần có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị nha khoa chuyên dụng để đem đến độ chính xác cao, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sau khi tháo răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Nếu phát hiện ra các bệnh lý ở các răng bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Sau đó thực hiện bọc sứ lại khi đã khắc phục hoàn toàn các bệnh lý này. Răng sứ mới vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Khi nào răng sứ cần được tháo ra?

Răng sứ cần tháo ra, làm lại trong một số trường hợp sau đây:

Đau nhức kéo dài

Nếu sau khi bọc răng sứ, bạn gặp tình trạng đau nhức âm ỉ, kéo dài thì có thể là do một số nguyên nhân sau đây: viêm tủy nhưng không điều trị tủy trước khi bọc răng sứ, bác sĩ mài răng quá nhiều, can thiệp quá sâu vào cấu trúc răng làm ảnh hưởng tới ngà răng và tủy răng, mão răng sứ bị chụp lệch gây sang chấn khớp cắn, răng sứ trồi lên, chạm vào răng đối diện khi ăn nhai,…

Răng sứ bị vỡ

Nếu bạn ăn nhai thực phẩm quá cứng, để răng sứ va đập với vật cứng, thường xuyên nghiến răng, cắn móng tay,…có thể làm răng sứ bị vỡ. Lúc này, bạn cần phải tháo răng sứ ra và làm lại.

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ

Răng bị mài quá nhiều sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng, làm cùi răng góc bị tổn thương, gây viêm nhiễm, chảy máu và có mùi hôi khó chịu. 

Ngoài ra, nếu răng sứ chế tác không đúng kỹ thuật làm bờ viền răng sứ bị thừa hoặc thiếu cũng dễ làm thức ăn bị giắt lại, gây viêm nướu. Trong trường hợp này, cần tháo răng sứ ra và làm lại.

Răng sứ hở, cong vênh

Răng sứ có thể bị hở, cong vênh nếu có những sai sót xảy ra trong quá trình bọc răng sứ. Tình trạng  này đến từ việc mài cùi răng, lấy dấu hàm, chế tác và gắn răng sứ không đúng cách. Khi đó, bệnh nhân cần tháo răng sứ và gắn lại đúng kỹ thuật.

Hôi miệng sau khi bọc sứ

Đây cũng là một nguyên nhân cần tháo răng sứ để thay mới. Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, răng sứ chế tác sai kỹ thuật, mão răng và cùi răng không ăn khớp với nhau làm vi khuẩn tích tụ lại đều dẫn tới tính trạng này.

Dị ứng với chất liệu răng sứ

Nếu bệnh nhân bị dị ứng với răng sứ kim loại, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ răng sứ cũ và thay bằng loại răng sứ mới phù hợp hơn.

Răng đen viền nướu

Khi lắp răng sứ kim loại, khi tiếp xúc với nước bọt và các chất trong khoang miệng, sau một thời gian răng sứ có thể bị đen viền nướu. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, cần phải tháo răng sứ cũ và thay mão răng sứ mới

Răng sứ bị xỉn màu

Tình trạng này là do chế độ chăm sóc răng sứ không đúng cách hoặc kỹ thuật bọc răng sứ chưa tốt. Giải pháp phù hợp là tháo răng sứ cũ để thay mới.

Khi nào răng sứ cần được tháo ra?

Răng sứ sẽ được thay mới khi bị vỡ, cong, lệch, viêm hoặc xuất hiện các viền đen ở chân răng

Những nguyên nhân kể trên chủ yếu là do tay nghề bác sĩ không cao, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, để tránh tốn thời gian, công sức cho việc tháo răng sứ ra làm lại tốt nhất bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín để thực hiện kỹ thuật này.

Tháo răng sứ có đau không?

Với kỹ thuật nha khoa hiện đại như ngày nay thì quá trình tháo răng sứ sẽ không quá khó khăn. Khi tháo răng sứ bệnh nhân sẽ được tiêm tê để làm mất cảm giác đau nhức. Sau đó được dùng thuốc giảm đau nên chắc chắn đau nhức chỉ ở mức độ rất nhẹ.

Vậy tháo răng sứ làm lại có đau không? Thông thường, việc bọc răng sứ lần 2 sẽ không gây ê buốt hay đau nhức. Bởi bác sĩ sẽ gắn mão sứ trực tiếp lên phần cùi răng cũ mà không cần phải mài răng thêm.

Dù là vậy nhưng trong một vài ngày đầu tiên, bệnh nhân vẫn sẽ có cảm giác hơi khó chịu do răng sứ mới chưa hoàn toàn thích ứng với nướu. Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng vì cảm giác giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất.

Tháo răng sứ có đau không?

Tháo răng sứ hầu như không gây đau nhức và khó chịu vì trước khi tháo đã được bác sĩ tiến hành tiêm tê

Quy trình tháo răng sứ diễn ra như thế nào?

Quy trình tháo răng sứ được diễn ra theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tình trạng răng sứ cần tháo. Tiếp theo đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tiến hành vô khuẩn và gây tê cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tháo các răng sứ theo nhiều phương thức khác nhau. Cách thứ 1 là chia nhỏ mãi sứ để cắt, tháo từng miếng theo trình tự nhất định. Cách thứ 2 là mài dọc phần mão răng sứ cho tới thì lộ lớp sườn thì tiến hành tháo gỡ.
  • Bước 3: Sau khi tách phần mão sứ với cùi răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để thực hiện chế tác răng sứ mới.
  • Bước 4: Lắp lại mão sứ hoàn chỉnh để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

Quy trình tháo răng sứ

Các bước trong quy trình tháo răng sứ 

Lưu ý khi bọc lại răng sứ sau tháo

Bọc răng sứ nhiều lần gây ra nhiều hệ lụy, có thể kể đến như:

  • Thay răng sứ nhiều lần làm răng gốc đối diện có nguy cơ bị gãy, vỡ, mài mòn. Từ đó, khiến răng ngày càng trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn nhai.
  • Nếu bác sĩ thực hiện bọc răng sứ có tay nghề không cao, sử dụng mão răng sứ kém chất lượng,… Có thể làm mô nướu và các răng bên cạnh bị tổn thương, hư hỏng, thậm chí là có nguy cơ tiêu chân răng.

Vì vậy, khi tháo, bọc lại răng sứ bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Chỉ nên tháo răng sứ khi cần thiết và được bác sĩ chỉ định.
  • Chọn mão sứ mới đúng tỷ lệ, chất liệu đảm bảo, được chế tác phù hợp với tình trạng răng miệng để không phải thay mão sứ nhiều lần vừa tốn kém vừa mất thời gian.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm như Nha Khoa Kim để tháo, bọc lại răng sứ.

Lưu ý khi bọc lại răng sứ sau tháo

Chỉ nên tháo và thay lại răng sứ mới khi được sử chỉ định từ bác sĩ1

Cách chăm sóc răng sau khi tháo sứ bọc lại

  • Sau khi bọc lại răng sứ bạn nên ăn những thực phẩm phù hợp, không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá cứng vì sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương như mẻ răng.
  • Bổ sung thêm vitamin và canxi cho cơ thể để răng, nướu được chắc khỏe.
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng triệt để.
  • Thăm khám nha khoa 2 lần/năm để theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng răng miệng, phát hiện và điều trị kịp thời nếu có các bệnh lý răng miệng.

Vậy là qua bài viết trên của Nha Khoa Kim bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi tháo răng sứ có đau không? Khi nào nên tháo rồi đúng không? Việc làm này sẽ gần như không đau và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu bạn lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện.

The post Tháo răng sứ có đau không? Khi nào nên tháo? appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/thao-rang-su-co-dau-khong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?