Dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục

Bọc răng sứ là phương pháp được nhiều người ưu tiên thực hiện để có được hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Tuy nhiên, không phải ai sau khi bọc sứ cũng đạt được kết quả như mong muốn. Một số trường hợp răng sứ bị hở gây mất thẩm mỹ và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu răng sứ bị hở để bạn sớm nhận biết tình trạng này và có hướng khắc phục triệt để.

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là một kỹ thuật nha khoa được ứng dụng để khắc phục các khuyết điểm của răng như răng nứt, vỡ, mẻ, xỉn màu, xuống màu,…

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài đi một phần răng thật để tạo cùi, sau đó dùng mão răng sứ để chụp lên, giúp khôi phục lại hình dáng, thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng.

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa giúp phục hồi răng mẻ, vỡ, nứt, ố vàng hiệu quả

05 Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở

Thông thường, tình trạng răng sứ bị hở chân sẽ có một số dấu hiệu sau đây:

Có khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu 

Khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu có thể nhận biết bằng mắt thường qua gương hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng. 

Khe hở này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong răng, gây viêm nhiễm, đau nhức, thậm chí có thể làm cùi răng bị mục và phá hủy chân răng thật. Tình trạng này kéo dài sẽ làm răng thật bị yếu đi, không còn đủ sức để nâng đỡ mão răng và dẫn tới gãy rụng.

Dấu hiệu hỡ kẽ chân răng sứ

Dấu hiệu hỡ kẽ chân răng sứ

Tụt nướu làm lộ cùi răng sứ bên trong

Bọc sứ không đúng kỹ thuật sẽ tạo khe hở, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào răng gây kích ứng nướu và dẫn tới tụt nướu. Biểu hiện của tình trạng tụt nướu là phần chân răng bị lộ ra, đặc biệt là ở vị trí răng cửa và răng nanh.

Dấu hiêu răng sứ bị hở cổ chân

Dấu hiêu răng sứ bị hở cổ chân

Chân răng có những vệt đen mờ

Tình trạng này thường gặp ở những người sử dụng mão sứ kim loại. Khi bọc sứ kim loại bị hở sẽ tạo khoảng trống giữa răng với nướu, kích thích quá trình oxy và làm chân răng dễ bị đen. 

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng cách quan sát vị trí bọc răng sứ xem có xuất hiện những vệt đen mờ quanh chân răng hay không là được.

Chân răng sứ bị hở có những vệt đen mờ

Chân răng sứ bị hở có những vệt đen mờ

Cảm giác cộm cấn, đau nhức, ê buốt khi ăn nhai

Không cần quan sát bằng mắt thường, bạn cũng có thể nhận biết tình trạng răng sứ bị hở kẽ qua hoạt động ăn nhai. Vì phần cùi răng hở rất yếu và nhạy cảm nên sẽ gây đau nhức, ê buốt khi ăn nhai.

Ngoài ra, việc lắp mão sứ không sai tỷ lệ cũng dễ khiến răng sứ bị kênh, không khớp với hàm, gây cấn cộm khi ăn.

Cảm giác cộm cấn, đau nhức khi chân răng sứ bị hở

Cảm giác cộm cấn, đau nhức khi chân răng sứ bị hở

Dễ giắt thức ăn vào kẽ răng gây hôi miệng

Khi bọc răng sứ không đúng tỷ lệ, kẽ răng sẽ bị chật hơn hoặc rộng hơn so với khoảng sinh lý thông thường. Khi ăn, các mảnh vụn thức ăn có thể giắt vào kẽ răng một cách dễ dàng, gây vướng víu, khó chịu.

Tình trạng này thường gặp ở vị trí răng nanh và răng hàm hoặc đôi khi là răng rửa. Nếu không vệ sinh kỹ lường thì kẽ răng chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…

Hôi miệng cho chân răng sứ bị hở

Xuất hiện mùi hôi khó chịu là dấu hiệu chân răng sứ bị hở

Nguyên nhân bọc răng sứ bị hở

Tình trạng bọc răng sứ bị hở có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Quá trình bọc răng sứ yêu cầu thao tác mài răng cẩn thận, tỉ mỉ, đúng tỷ lệ. Tuy nhiên, một số bác sĩ tay nghề kém đã phán đoán không chính xác tỷ lệ. Mài cùi răng quá nhiều làm tổn thương chân răng thật. Theo thời gian chân răng sẽ dần suy yếu, gây tụt nướu và dẫn tới các dấu hiệu làm răng sứ bị hở.

Răng sứ chất lượng kém

Việc sử dụng răng sứ không đảm bảo chất lượng có thể làm nướu và cùi răng bị kích ứng, từ đó gây sưng tấy và viêm nhiễm. Tình trạng sưng viêm tiến triển nặng sẽ đẩy răng sứ lên cao và làm xuất hiện các khe hở.

Đồng thời, răng sứ cũng sẽ bị hở đối với những người lựa chọn mão sứ kim loại. Nguyên nhân là vì sau một thời gian sử dụng khung kim loại dễ bị bị oxy hóa (nhất à răng sứ kim loại thường) khiến răng sứ bị mài mòn và không thể bám chặt vào trụ răng.

Răng sứ chế tác sai kích thước

Nếu kỹ thuật lấy dấu hàm của bác sĩ không chuẩn xác hoặc labo thiết kế răng không đúng tỉ lệ sẽ dẫn đến tình trạng mão sứ chế tác sai lệch về kích thước. Nếu mão sứ có kích thước to hơn cùi răng sẽ khiến chúng không khít với nhau, từ đó tạo ra khe hở.

Keo dán sứ kém chất lượng

Keo dán sứ sẽ tạo cho răng sứ độ chắc chắn nhất định. Nếu sử dụng keo không đảm bảo chất lượng hoặc chỉ dùng một lượng keo quá ít thì răng sứ sẽ dễ bị hở, thậm chí là có thể rơi ra ngoài sau một thời gian sử dụng.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là một trong những nguyên nhân gây hở răng sứ. Nếu bạn sử dụng bàn chải lông cứng, chải răng với lực quá mạnh, đánh răng sai kỹ thuật,… thì sau một thời gian răng sứ sẽ bị lệch lạc, mài mòn và tạo kẽ hở.

Nguyên nhân bọc răng sứ bị hở

Trồng răng sứ bị hở do nhiều nguyên nhân như tay nghề bác sĩ, mão sứ kém chất lượng và quá trình vệ sinh không đúng cách gây ra

Bọc răng sứ bị hở có sao không?

Nếu không tìm cách khắc phục kịp thời ngay khi có dấu hiệu răng sứ hở chân răng sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng sau đây:

Mất thẩm mỹ

Răng sứ hở chân sẽ để lộ phần cùi răng ra ngoài, thậm chí còn xuất hiện cả tình trạng đen viền nướu. Điều này khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ và nụ cười trở nên thiếu tự nhiên.

Tăng nguy cơ mất răng thật

Để thực hiện kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ nha khoa sẽ cần phải mài cùi răng thật để làm trụ. Khi đó, phần mô răng thật sẽ trở nên yếu đi, dễ chịu các tác động tiêu cực.

Nếu lắp mão sứ không khớp với nướu thì sẽ tạo kẽ hở – đây là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Kết quả làm làm tổn thương răng thật, thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Gây đau nhức, hôi miệng

Bọc răng sứ bị hở sẽ làm cho các mảng bám thức ăn thừa mắc kẹt lại ở các kẽ răng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây tình trạng hôi miệng kéo dài. Chưa kể, nếu lượng lớn thức ăn mắc kẹt và lấp đầy cùi răng có thể làm tổn thương cùi răng và dẫn đến những cơn đau nhức dai dẳng.

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Tình trạng đau nhức, ê buốt sẽ làm người bệnh có xu hướng chán ăn, lười nhai. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ mắc các bệnh lý trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét đại tràng, táo bón,…

Răng sứ bị hở có sao không?

Răng sứ bị hở nếu không phát hiện và khắc phục sớm sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn

Răng sứ bị hở phải làm sao?

Khi phát hiện các dấu hiệu răng sứ hở chân, bạn nên đến gặp ngay các bác sĩ nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán kỹ càng và có hướng điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân và mức độ hở của răng sứ, mà bác sĩ sẽ khắc phục như sau:

  • Đối với răng sứ bị kênh, hở do lắp sai kỹ thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ ra rồi lắp lại. Nếu cầu răng sứ vừa vặn với cùi răng và chưa bị hư hại thì chỉ cần lắp lại cầu răng sứ với một lượng keo vừa đủ để răng sứ được cố định lâu dài là được.
  • Đối với răng sứ hở do mão sứ chế tác sai kích thước, răng sứ kém chất lượng, hư hỏng: Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải thay thế cầu răng sứ mới bằng cách lấy dấu mẫu hàm và chế tạo cầu răng sứ như đã làm ở lần đầu tiên.

▷ Tham khảo: Tổng chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu?

Răng sứ bị hở phải làm sao?

Răng sứ bị hở chân cần được tiến hành loại bỏ và thay thế bằng cấu răng sứ mới

Hy vọng qua những thông tin mà bài viết trên cung cấp đã giúp bạn biết được dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục. Có thể thấy, tình trạng răng sứ bị hở chủ yếu là do tay nghề bác sĩ kém và chất liệu sứ không đảm bảo. Vậy nên, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng trang thiết bị hỗ trợ hiện đại như tại Nha Khoa Kim.

The post Dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/dau-hieu-rang-su-bi-ho.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?