Răng bị đen ở kẽ phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị đen ở kẽ là tình trạng mà nhiều người thường hay gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến chúng ta cảm thấy tự ti khi cười nói mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng nói chung nếu không tìm cách khắc phục kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và lời khuyên hữu ích nhất.

Nguyên nhân răng bị đen ở kẽ

Răng bị đen ở kẽ là tình trạng màu răng bị biến đổi ở vị trí tiếp nối giữa các răng với nhau. Theo các chuyên gia nha khoa, đen kẽ răng là dấu hiệu sớm cảnh báo cho những vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Nguyên nhân răng bị đen ở kẽ

Răng bị đen ở kẽ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như di truyền hoặc thói quen ăn uống

Tình trạng đen kẽ răng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Răng bị sâu

Sâu răng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng kẽ răng bị đen. Như chúng ta đã biết, sâu răng là tình trạng các mô cứng bị tấn công bởi vi khuẩn từ mảng bám trên răng, từ đó xuất hiện các lỗ nhỏ li ti trên răng.

Theo thời gian, những lỗ nhỏ này sẽ dần dần phát triển thành những chiếc lỗ đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đặc biệt, sâu răng chủ yếu hình thành tại cạnh răng hoặc kẽ răng. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến làm kẽ răng bị đen gây mất thẩm mỹ.

Cao răng

Sau một thời gian tồn tại trên răng, các mảng bám sẽ hình thành cao răng. Bề mặt của cao răng thường nhám tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào và phát triển một cách dễ dàng. Tình trạng này cần được khắc phục càng sớm càng tốt, nếu không vết đen giữa kẽ răng sẽ nhanh chóng hình thành.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng loạt các bệnh lý về răng miệng khác, không chỉ riêng gì tình trạng kẽ chân răng bị đen.

Gen di truyền

Hình dáng, màu sắc và độ dày mỏng của răng là những yếu tố có thể duy truyền từ cha, mẹ sang con cái. Vì vậy, nguyên nhân kẽ răng bị đen cũng có thể là do yếu tố di truyền.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc tây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng kẽ chân răng bị đen. 

Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ sử dụng thuốc kháng sinh thì màu sắc răng sau này của con cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người trưởng thành dùng thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ xỉn màu răng, hình thành các vệt đen tại vị trí tiếp nối các răng.

Thuốc tây sẽ làm hạn chế hoạt động của tuyến nước bọt, từ đó làm khoang miệng khô hơn bình thường, giúp vi khuẩn có cơ hội phát triển làm ảnh hưởng đến màu sắc của răng, thậm chí là gây mùi hôi khó chịu cho hơi thở.

Ngoài ra, sử dụng nguồn nước nhiễm fluor, không đảm bảo dinh dưỡng cũng là một trong những tác nhân làm kẽ răng chuyển màu.

Cách trị kẽ răng bị đen tại nhà

Sau đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng khi bị đen kẽ răng để nhanh chóng lấy lại hàm răng trắng sáng:

Sử dụng nước cốt chanh

Nước cốt chanh có khả năng tẩy trắng tương đối tốt, giúp mảng bám trên răng mềm hơn về bong ra khỏi bề mặt răng một cách dễ dàng.

Cách thực hiện: Bôi trực tiếp nước cốt chanh lên răng hoặc sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh để súc miệng hàng ngày trong vòng 3-5 phút.

Lưu ý: Bạn không nên quá lạm dụng vì lượng axit có trong chanh có thể làm mòn men răng . sau khi thực hiện, nên uống hoặc súc miệng với nước lọc để loại bỏ lượng axit còn tồn đọng trên răng.

Sử dụng quả cau

Biện pháp làm trắng răng này đã có từ rất lâu và nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Cắt lấy ¼ quả cau rồi dùng nó chà xát lên bề mặt răng, các mảng bám và vụn thức ăn sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
  • Cách 2: Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ quả câu ra làm 4, bỏ phần thịt quả và phân vỏ xanh bên ngoài và lấy phần cùi trắng để nhai. Nhai cùi cau không chỉ giúp răng trắng sáng mà còn làm chắc khỏe nướu, phòng ngừa sâu răng.

Sử dụng Baking Soda

Baking Soda khi tiếp xúc với nước có tác dụng giải phóng gốc tự nhiên, giúp ngăn chặn tình trạng men răng xỉn màu.

Cách thực hiện: Trộn baking Soda với kem đánh răng và muối để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sử dụng hỗn hợp này để đánh răng như bình thường.

Lưu ý: Không nên quá làm dụng vì Baking Soda sẽ làm bào mòn men răng, làm răng trở nên nhạy cảm hơn.

Cách trị kẽ răng bị đen tại nhà

Hướng dẫn cách trị đen kẽ răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách trị kẽ răng bị đen tại nha khoa

Trên thực tế, cách trị kẽ răng bị đen tại nhà trên không đem lại hiệu quả cao cũng như điều trị dứt điểm trong tất cả các trường hợp, thậm chí nếu không áp dụng đúng cách có thể làm men răng bị suy yếu.

Vậy răng bị đen ở kẽ phải làm sao? Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín. Tùy vào nguyên nhân kẽ răng bị đen và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp khắc phục phù hợp

Điều trị sâu răng

Cách duy nhất để khắc phục tình trạng răng bị đen kẽ do sâu răng chính là chữa sâu răng. Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Răng sau khi trám sẽ có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật, những kẻ đen vì thế cũng sẽ bị lấp đi.

Cách trị kẽ răng bị đen tại nha khoa

Điều trị sâu răng sẽ là biện pháp giúp cải thiện tình trạng răng bị đen ở kẽ 

Tẩy trắng răng

Để có thể xóa bỏ tình trạng răng bị đen kẽ một cách nhanh chóng và hiệu quả bạn nên tìm đến một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện tẩy trắng răng. 

Tại đây, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy chuyên dụng cùng sự hỗ trợ của máy máy móc, công nghệ hiện đại để đánh bay những vết xỉn màu trên răng, từ đó mang lại một hàm răng trắng sáng hoàn hảo.

Khắc phục tình trạng răng bị đen ở kẽ bằng cách tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng bị đen ở kẽ do thực phẩm gây nên

Cạo vôi răng

Như đã nói ở trên, tình trạng kẽ răng bị đen là do cao răng tích tụ lâu ngày. Vì vậy, lấy cao răng định kỳ được xem là việc làm vô cùng cần thiết.

Quá trình lấy cao răng diễn ra tương đối nhanh, chỉ từ 15-20 phút, nó cũng không gây cảm giác đau nhức, ê buốt cho người thực hiện. Sau khi lấy sạch cao răng, những vết đen và vết ố trên răng kẽ tự động mất đi.

Khắc phục tình trạng răng bị đen ở kẽ bằng cách cạo vôi răng

Cạo vôi răng định kỳ giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng răng đen ở kẽ hiệu quả

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được xem là giải pháp hoàn hảo cho các trường hợp răng bị đen kẽ do sâu răng, cao răng hay bất cứ lý do nào khác. 

Để bọc răng sứ, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật để tạo trụ vững chắc, sau đó chụp mão sứ lên trên. Mão sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật, nhờ đó mà mang đến tính thẩm mỹ cao cho bệnh nhân sau khi thực hiện.

Bọc răng sứ khắc phục tình trạng răng bị đen ở kẽ

Răng bị đen do di truyền hoặc kháng sinh có thể cải thiện bằng phương pháp bọc răng sứ

Biện pháp phòng ngừa răng bị đen ở kẽ

Nếu không muốn phải đối mặt với tình trạng kẽ răng bị đen, vậy thì hãy ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có quá nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas,…Thay vào đó, ăn nhiều rau củ là các thực phẩm có khả năng làm sạch răng như cà rốt,…
  • Đánh răng đúng cách, khi đánh răng không nên dùng lực quá mạnh, thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo các mảng bám, vụn thức ăn thừa được loại bỏ sạch.
  • Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh lý răng miệng và có cách điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa răng bị đen ở kẽ

Vệ sinh răng miệng đúng cách và duy trì chế độ ăn uống phù hợp là cách tốt nhất giúp ngăn chặn tình trạng kẽ răng bị đen

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng răng bị đen ở kẽ, từ đó giúp bản thân chủ động hơn trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với Nha  Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được giải đáp nhanh chóng nhé!

The post Răng bị đen ở kẽ phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/rang-bi-den-o-ke.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?