Răng nanh là gì? Đặc điểm và chức năng của răng nanh

Răng nanh là chiếc răng nằm ở vị trí quan trọng trên cung hàm, giúp nâng đỡ môi đồng thời ảnh hưởng nhiều đến những đường nét trên khuôn mặt. Về hình dáng, răng nanh nhọn hơn so với những răng khác, nó còn được coi là chiếc răng khểnh duyên dáng với nhiều người. Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, chức năng cũng như vai trò của chiếc răng này trong bài viết dưới đây nhé!

Răng nanh là gì?

Răng nanh là chiếc răng mọc ở vị trí số 3 trên cung hàm, tính từ răng cửa vào. Dấu hiệu nhận biết răng nanh là phần thân dài và dày, mặt nhai sắc và nhọn hơn so với những chiếc răng khác. Thông thường, mỗi người sẽ có tổng cộng 4 răng nanh, bao gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.

Đây được coi là chiếc răng ổn định nhất trên cung hàm, có phần chân răng dài và khỏe, được cố định chắc trong xương ổ răng. Răng có độ nhô theo chiều từ ngoài vào trong nên có thể được bảo vệ tốt thông qua cơ chế tự làm sạch.

Răng nanh là gì?

Răng nanh là chiếc răng mọc ở vị trí số 3 trên cung hàm đảm nhiệm chức năng ăn nhai

Đặc điểm của răng nanh

So với những chiếc răng còn lại trên cung hàm, răng số 3 có sự khác biệt về hình dáng lẫn cấu trúc.

Hình dáng răng nanh

Là răng chuyển tiếp giữa các răng nhóm trước và các răng nhóm trong nên chiếc răng này lại có sự giao thoa và chuyển tiếp nhất định về hình dáng.

Hình dáng răng nanh

Răng nanh có hình dáng dài, nhọn và mỏng hơn các răng khác trên cung hàm

  • Vừa có nét giống răng cửa vừa có nét giống răng cối nhỏ.
  • Thân răng dày hơn răng cửa nhưng lại mỏng hơn so với răng cối.
  • Mặt nhai của răng có độ nhọn, sắc của các mấu răng cối, hình dáng dài mảnh như rìa răng cửa.

Cấu tạo của răng nanh

Cũng giống như các răng khác, cấu trúc của răng số 3 cũng tuân theo cấu trúc răng tự nhiên. Bao gồm 3 thành phần là men răng, ngà răng và tủy răng.

  • Men răng: Men răng là chất cứng nhất cơ thể, nó bao phủ toàn bộ thân răng và được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, 1% chất hữu cơ và 3% còn lại là nước.
  • Ngà răng: Trong men răng là ngà răng, khá xốp và có màu hơi vàng. Ngà răng được cấu tạo từ 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% còn lại là nước. Trong lòng ngà răng chứa ống tủy và buồng tủy răng.
  • Tủy răng: Trong tủy răng có các sợi thần kinh, mô liên kết và mạch máu của răng. Mỗi răng chiếc răng thường sẽ có 1 ống tủy, đây chính là nguồn dinh dưỡng nuôi sống răng.

Chức năng của răng nanh

Răng nanh người đảm nhận nhiều chứng năng khác nhau:

Chức năng của răng nanh

Răng nanh có chức năng đảm nhiệm việc cắn, xé thức ăn, đồng thời giúp cân bằng cung răng

  • Thẩm mỹ: Vì nằm ở 4 góc ở 4 vùng răng nên khi cười nói ranh nanh thường lộ ra bên ngoài. Chưa kể chiếc răng này còn quyết định đến các đường nét trên khuôn mặt bởi nó được coi là chân trụ của cung răng giúp nâng đỡ và định hình cơ mặt.
  • Nhai, xé thức ăn: Bề mặt răng nhọn, sắc cùng khả năng chịu lực tốt nên nó giúp chúng ta nhai và xé thức ăn một cách dễ dàng.
  • Cân đối cung răng: Với vị trí mọc đặc thù, nằm giữa ¼ cung hàm nên răng số 3 được xem là nền tảng của cung răng, giúp cân đối cung răng, nâng đỡ cơ mặt.
  • Giảm tác động của lực nguy hại quá mức: Nhờ sở hữu độ dài lý tưởng cùng khả năng hoạt động giống như bộ giảm chấn động mạnh nên chiếc răng này góp phần giảm bớt những tác động của lực nguy hại quá mức đối với cơ thể.

Theo phong thủy tướng người có răng nanh có ý nghĩa gì? 

Theo nhân tướng học, người sở hữu dáng răng này thường là người hoạt bát, thông minh, luôn nhận được sự chú ý của mọi người xung quanh. Nếu như có răng nanh trắng sáng, khuôn miệng đẹp, sắc môi tươi tắn thì sẽ dễ đạt được thành không khi còn trẻ, nhất là đối với những ai đi theo con đường nghệ thuật, điện ảnh.

Theo phong thủy răng nanh có ý nghĩa gì?

Theo phong thủy, người có răng nanh nhọn là người hoạt bát, thông minh và luôn nhận được nhiều sự chú ý

Đàn ông và phụ nữ có răng nanh nhọn thường có một vài đặc điểm nổi bật sau đây về tính cách, tình duyên và sự nghiệp.

Đối với đàn ông

Những chàng trai sở hữu dáng răng này thường là người sôi nổi và hoạt bát. Họ tràn đầy năng lượng tích cực, thích khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Họ sáng tạo không ngừng nghỉ và có tính cách của một người lãnh đạo.

Nhờ thông minh vốn có, nên đàn ông có răng này thường gặp nhiều thuận lợi trên con đường sự nghiệp của mình. Họ luôn được mọi người xung quanh yêu mến, đặc biệt là phái nữ.

Đối với phụ nữ

Phụ nữ có răng số 3 nhọn thường có cá tính mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, vì vậy mà họ là những người thành công cả về công danh sự nghiệp lẫn tình duyên. Họ cũng là những người tháo vát và chu toàn mọi việc.

Họ không ngừng cố gắng, luôn nỗ lực hết sức có thể để hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Họ cũng không quên chú trọng đến việc chăm sóc cho tổ ấm của bản thân. Nhờ vậy mà cuộc sống hôn nhân luôn yên ấm và hạnh phúc.

>>> Xem thêm: Răng số 8 là răng gì? Những điều bạn cần biết về răng số 8

Răng nanh có thay không?

Sau khi răng sữa bắt đầu lung lay và rụng, răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế. Độ tuổi mọc răng nanh hàm trên là từ 10-11 tuổi và hàm dưới là từ 11-12 tuổi. 

Tuy nhiên, nếu sau gia đoạn thay răng sửa mà răng bị rụng mất do tai nạn, do các bệnh lý răng miệng hay bất kỳ lý do nào khác thì chúng sẽ không thể tự mọc lại như ban đầu.

Răng nanh có nên nhổ bỏ hay không?

Nhổ bỏ răng nanh không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ của gương mặt, gây cản trở cho việc cắn xé thức ăn.

Bạn chỉ nên nhổ số 3 khi gặp một trong những vấn đề sau đây:

  • Răng bị sâu, viêm tủy nghiêm trọng. Trường hợp này, bạn cần nhổ bỏ răng ngay lập tức để tránh lây nhiễm đến các răng khác.
  • Răng bị lung lay, vỡ mẻ, chấn thương nghiêm trọng.
  • Răng mọc sai vị trí: mọc ngầm, mọc lệch gây mất thẩm mỹ.
Răng nanh có nên nhổ bỏ hay không?

Răng nanh được sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ trong trường hợp mọc sai vị trí hoặc bị sâu nặng ảnh hưởng đến tủy

Cách sở hữu răng nanh đẹp, tự nhiên

Để sở hữu một chiếc răng nanh đẹp, tự nhiên bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer để tạo răng nanh mang đến một số ưu điểm vượt trội như:

  • Màu sắc và hình dáng của mặt sứ Veneer tương tự như răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ tự nhiên.
  • Sau khi dán sứ, khách hàng vẫn có thể ăn nhai thoải mái như bình thường, đảm bảo không rơi vỡ.
  • Hạn chế xâm lấn răng thật, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
  • Thời gian sử dụng từ 10 cho đến 15 năm.

Bọc răng sứ

Bên cạnh dán sứ Veneer thì bọc răng sứ cũng là một phương pháp tối ưu mà bạn có thể lựa chọn để sở hữu dáng răng này. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng nanh để tạo cùi sau đó gắn mão răng sứ lên trên. Bọc răng sứ mang đến một số ưu điểm như:

  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mão sứ chất lượng, đem lại tính thẩm mỹ cao nhất.
  • Nếu lựa chọn sử dụng loại răng sứ toàn sứ, khách hàng sẽ không cần phải lo lắng bất cứ điều gì. Đảm bảo ăn nhai tốt và hạn chế tối đa các phản ứng xảy ra trong môi trường khoang miệng.
  • Thời gian sử dụng từ 20 cho đến 25 năm.
Cách sở hữu răng nanh đẹp, tự nhiên

Bọc và dán răng sứ là 2 phương pháp giúp tạo hình răng nanh đẹp, tự nhiên được nhiều người ưa chuộng

Câu hỏi thường gặp về răng nanh

Là chiếc răng ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, vì vậy không ít những câu hỏi liên quan đến chiếc răng này. Cùng Nha Khoa Kim giải đáp một vài thắc mắc phổ biến về răng nanh mà mọi người hay gặp phải như:

Răng nanh là răng số mấy?

Răng nanh là răng số 3 đếm từ vị trí răng cửa vào, mỗi người sẽ có tổng cộng 4 cái bao gồm 2 cái bên trên và 2 cái bên dưới. Chúng cùng nhau đảm nhiệm chứ ăn cắn và xé thức ăn trước khi đưa vào miệng. 

Răng nanh có thay không? Thay khi nào?

Có, theo thứ tự thay răng ở hàm trên thì răng nanh sẽ được thay sau khi răng cửa giữa và răng cửa bên thay xong. Đối với hàm dưới, răng sẽ thay trước răng tiền cối. 

Nhổ răng nanh có nguy hiểm không?

Nhổ răng nanh không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên vì răng số 3 ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như đảm bảo sự cân đối trong cấu trúc hàm, vì vậy khi nhổ đòi hỏi rất cao về tay nghề của bác sĩ.

Làm răng nanh bao nhiêu tiền

Chi phí làm răng nanh sẽ phụ thuộc vào phương pháp và số răng được thực hiện. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp phục hình răng hiện đại như trồng răng implant, bọc răng sứ,… Mức chi phí trung bình của các phương pháp sẽ giao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu.

Răng nanh là một trong những chiếc răng quan trọng bởi chúng không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai. Sở hữu một chiếc răng nanh đẹp và khỏe sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc ăn nhai và có nụ cười tự tin hơn. Với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng các trang thiết bị hiện đại, Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn cải thiện thẩm mỹ cho răng một cách tốt nhất. Liên hệ ngay đến số hotline: 1900-6899 để nhận được tư vấn sớm nhất từ chuyên viên.

The post Răng nanh là gì? Đặc điểm và chức năng của răng nanh appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/rang-nanh-la-gi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?