Hàm khung tháo lắp là gì? Khi nào cần gắn, lưu ý và chi phí
Hàm khung tháo lắp là một phương pháp phục hình răng mất được nhiều người lựa chọn khi không muốn mài răng hay cấy ghép implant. Ưu điểm của phương pháp này là giúp bệnh nhân cải thiện chức năng răng một cách nhanh chóng với mức chi phí vô cùng phải chăng. Để tìm hiểu một cách chi tiết về hàm khung tháo lắp là gì? Khi nào cần gắn, lưu ý và chi phí? Mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.
Hàm khung tháo lắp là gì?
Hàm khung tháo lắp là phương pháp phục hình nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất lần đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực trồng răng giả. Hàm khung tháo lắp có chức năng và thẩm mỹ tương tự như răng thật, chủ yếu được chỉ định cho những bệnh nhân lớn tuổi.
Hàm khung tháo lắp có cấu tạo gồm một khung kim loại đúc ở dưới nền nhựa acrylic và răng giả. Nhờ đó mà hàm giả trở nên cứng cáp, vững chắc và ổn định khi ăn nhai. Hàm khung gọn nhẹ nên đem lại cảm giác tự nhiên cho người sử dụng đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến các răng thật còn lại.
Đối tượng chỉ định hàm khung tháo lắp?
Bác sĩ sẽ chỉ định hàm khung tháo lắp cho những đối tượng sau đây:
- Người bị mất răng xen kẽ nhưng không thể phục hình cố định vì khoảng mất răng quá dài.
- Người bị mất răng phía sau và răng giới hạn phía xa không còn.
- Ngươi chỉ có một bên khung hàm bị mất răng.
- Người muốn phục hình răng mất nhưng không muốn mài răng, không đủ kinh phí để thực hiện phương pháp trồng răng giả bằng cầu sứ hay cấy ghép implant.
Để đảm bảo rằng hàm khung tháo lắp là phương pháp phục hình phù hợp với tình trạng mất răng của bản thân, tốt nhất bạn nên trực tiếp tìm đến các nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp.
Ưu nhược điểm của hàm khung tháo lắp
Nhìn chung, hàm khung tháo lắp có những ưu nhược điểm sau đây:
Ưu điểm:
So với các phương pháp phục hình răng mất hiện nay thì hàm khung tháo lắp là phương pháp có chi phí thấp nhất, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người. Đồng thời, nó cũng mang lại nhiều ưu điểm khác như:
- Hàm khung tháo lắp được chế tác từ chất liệu an toàn, đã qua kiểm định chất lượng, đảm bảo không gây hại cho răng miệng cũng như sức khỏe người dùng.
- Quy trình thực hiện răng giả tháo lắp tương đối đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian. Bệnh nhân chỉ cần trải qua 2 cuộc hẹn với nha khoa và mất từ 2-4 ngày để hoàn tất.
- Cách tháo lắp hàm đơn giản, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn một cách chi tiết và có thể sử dụng được ngay, không cần thời gian nghỉ dưỡng như các phương pháp phục hình răng mất khác.
- Không xâm lấn hay tác động trực tiếp đến cấu trúc răng bên cạnh và xương hàm.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm dễ thấy, hàm khung tháo lắp vẫn có những nhược điểm khiến nhiều người bâng khuâng. Cụ thể như:
- Chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của khung hàm tháo lắp chỉ ở mức cơ bản. Đối với các món mềm, dễ nhai bệnh nhân mới có thể dùng hiệu quả. Còn đối với những đồ ăn dai, cứng hàm giả sẽ rất dễ bị bung sút ra bên ngoài khi ăn nhai.
- Trong những ngày đầu sử dụng, vùng nướu răng của bệnh nhân sẽ có cảm giác vướng, cộm, khó chịu, sưng đau.
- Vệ sinh, làm sạch hàm giả mất rất nhiều thời gian. Lâu dài khung hàm sẽ có mùi hôi khó chịu khiến bệnh nhân cảm thấy e ngai khi giao tiếp với người đối diện.
- Hàm khung tháo lắp không thể phục hồi được chân răng nên sẽ không tránh khỏi tình trạng tiêu xương hàm, lão hóa sớm do mất răng. Sau một thời gian sử dụng nướu của bệnh nhân sẽ teo dần lại gây lỏng lẻo cho hàm giả và có thể bị rơi ra ngoài bất cứ lúc nào. Để có thể sử dụng hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải tốn thêm thời gian và chi phí phục hình.
Lưu ý khi thực hiện hàm khung tháo lắp
Để có thể sử dụng hàm khung tháo lắp một cách hiệu quả và lâu dài nhất có thể, bệnh nhân cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
- Vệ sinh hàm giả ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau khi ăn xong.
- Chải sạch nhẹ nhàng khắp bề mặt của hàm giả tháo lắp bằng bàn chải mềm và kem đánh răng.
- Tháo hàm giả trước khi đi ngủ, trong thời gian này bạn có thể ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để diệt sạch vi khuẩn.
- Vì được làm bằng nhựa nên tuyệt đối không ngậm hàm giả với nước sôi hoặc nước quá nóng để tránh làm hàm biến dạng, không đạt hiệu quả khi sử dụng.
- Đảm bảo vùng lưỡi, nướu và các răng còn lại trên cùng hàm luôn được sạch sẽ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại đồng trong khoang miệng một cách triệt để đồng thời ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.
- Nên ăn những món ăn mềm, loãng, dễ nhai, dễ nuốt, hạn chế ăn các món dai, cứng. Hàm giả sẽ dễ hư hỏng và bong tróc khi ăn các món ăn quá nóng, quá lạnh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để khoảng miệng duy trì độ ẩm cần thiết, tránh tình trạng khô miệng, hôi miệng.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng đều đặn 2 lần/năm để phát hiện và khắc phục kịp thời nếu có bất bất kỳ vấn đề sai lệch nào xảy ra.
Chi phí phục hình răng bằng hàm khung tháo lắp
Tùy vào loại răng mà bệnh nhân lựa chọn, răng giả tháo lắp sẽ có mức phí dao động từ 400.000-1.000.000 vnđ/răng.
Thông thường, chi phí làm một bộ hàm giả sẽ phụ thuộc vào chất liệu khung hàm cũng như tình trạng mất răng và số lượng răng bị mất. Từ đó, mức giá làm hàm giả cũng sẽ khác nhau. Tại Nha Khoa Kim, giá khung hàm tháo lắp là 5.000.000-6.000.000 vnđ/hàm.
Vậy là qua bài viết trên Nha Khoa Kim đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về Hàm khung tháo lắp là gì? Khi nào cần gắn, lưu ý và chi phí. Để biết được tình trạng mất răng hiện tại của mình phù hợp với phương phục hình răng nào, tốt nhất là bạn nên đến ngay Nha Khoa Kim để được thăm khám, tư vấn một cách chính xác.
The post Hàm khung tháo lắp là gì? Khi nào cần gắn, lưu ý và chi phí appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.
source https://nhakhoakim.com/ham-khung-thao-lap-la-gi-khi-nao-can-gan-luu-y-va-chi-phi.html
Nhận xét
Đăng nhận xét