Nấm lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nấm lưỡi là một căn bệnh vô cùng phổ biến mà cả người lớn và trẻ em đều không thể tránh khỏi. Bệnh này do loại nấm men Candida albicans gây nên. Đặc biệt là ở trẻ em, nấm lưỡi gây cảm giác đau nhức, khó chịu, làm trẻ bỏ bú, kém ăn, quấy khóc thường xuyên,… . Tuy không gây nguy hiểm, nhưng nấm lưỡi lại đem đến cho người bệnh nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt. Vậy Nấm lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để có cho mình câu trả lời.

Nấm lưỡi là bệnh gì?

Nấm lưỡi hay còn gọi là nấm miệng là tình trạng vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang lưỡi bị nhiễm nấm, tình trạng này là do một loại nấm thường trú trong khoang miệng có tên là Candida albicans phát triển quá mức gây ra.

Khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường, lượng Candida albicans chỉ chiếm số lượng nhỏ trong khoang miệng và không gây ra bất cứ tổn hại nào cho cơ thể.

Nấm lưỡi là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới một tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc nấm lưỡi cao. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các bợn màu trắng (lưỡi trắng) và khiến trẻ bị đau nhức, ăn uống khó khăn. 

Nấm miệng ở trẻ là nguyên nhân của chứng biếng ăn, mất nhiều thời gian để chữa khỏi, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như đến sự phát triển của trẻ về lâu dài.

Triệu chứng của bệnh nấm lưỡi

Ở giai đoạn đầu của bệnh, nấm lưỡi không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn, nấm lưỡi sẽ có một số triệu chứng sau đây:

  • Bề mặt lưỡi có những mảng loang lổ màu trắng kem, sau đó chuyển sang những mảng vàng như phomai. Trong trường hợp nặng có thể xuất hiện những mảng đen, hoại tử.
  • Lưỡi chảy máu, nhất là khi chạm vào lưỡi.
  • Bị đau rát khi nuốt nước bọt, đặc biệt là khi ăn cay, nóng, ăn đồ rắn.
  • Nuốt thức ăn cứng khó khăn, trường hợp nặng người bệnh gần như không ăn uống được.
  • Có cảm giác lưỡi bị khô.
  • Mất vị giác, ăn uống không ngon miệng.

Đối với trẻ bị nấm lưỡi thường sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Quấy khóc, bỏ bú, khó ăn uống.
  • Lưỡi có các mảng loang lổ, đầu lưỡi bị đỏ.
  • Trẻ nhiễm nấm khi bú mẹ sẽ lây truyền sang mẹ, lúc này đầu vú của mẹ sẽ đỏ, ngứa, nứt, núm vú bị bong da, đau rát khi cho con bú.

Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi

Candida albicans là loại nấm thường có mặt trong khoang miệng của con người với số lượng rất ít khi hệ miễn dịch cơ thể hoạt động bình thường và nấm này không gây bệnh. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến chúng phát triển mạnh, từ đó gây nấm lưỡi:

Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi

  • Khi phải thực hiện các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị, làm các tế bào khỏe mạnh chết đi, tạo điều kiện cho nấm lưới và các bệnh nhiễm trùng khác phát triển.
  • Người bị mắc bệnh bạch cầu và HIV làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
  • Độ pH tại niêm mạc bị mất cân bằng.
  • Vệ sinh răng miệng không tốt.
  • Người mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ làm hệ thống miễn dịch suy yếu và dẫn đến lượng đường trong máu cao, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans trong khoang miệng phát triển.

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em

Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em hoàn toàn không giống nhau. Tuy nhiên, đều hướng đến một mục tiêu chung là ngăn chặn sự lây lan của nấm Candida albicans:

Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ bị nhiễm nấm có thể lây truyền sang mẹ khi bú mẹ vì vậy cả mẹ và bé cần phải được tiến hành việc điều trị nấm lưỡi. Đối với trẻ bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng nấm nhẹ và với mẹ là kem bôi chống nấm ở vú.

Đối với trẻ bú bình, mẹ cần tháo rời và rửa sạch các dụng cụ như bình sữa, núm vú, máy hút sữa với nước và giấm. Bên cạnh đó, mẹ cần chăm sóc và đánh tưa cho trẻ như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa.
  • Sau khi rửa tay, mẹ sẽ quấn một miếng gạc vải mềm, sạch vào đầu ngón trỏ, dùng ngón trỏ để lấy thuốc chống nấm rồi đưa vào miệng trẻ, nhẹ nhàng lau bề mặt lưỡi từ trong ra ngoài.
  • Nếu thấy bề mặt lưỡi chưa sạch, mẹ có thể thực hiện lại thêm một lần nữa. Để tránh làm trẻ bị ngạt, sặc mẹ nên thực hiện các thác tác này một cách nhẹ nhàng và dứt khoát.

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em

Đối với người lớn và trẻ em

Trường hợp chỉ bị nấm lưỡi nhẹ, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc xịt chống nấm và nước súc miệng để giảm nhanh tình trạng nhiễm trùng do nấm gây ra. Ăn thêm sữa chua để giúp khôi phục hệ vi khuẩn khỏe mạnh của cơ thể.

Trường hợp bị nấm lưỡi nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân với liều lượng sử dụng từ 1-2/tuần. Nếu bệnh nặng hơn, người bệnh bị suy hệ miễn dịch, việc điều trị nấm lưỡi sẽ cần nhiều thời gian hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống nấm như amphotericin B, Clotrimazol, Nystatin, Miconazol,…

Hy vọng bài viết trên của Nha Khoa Kim đã giúp bạn đọc có thêm được nhiều thông tin hữu ích về nấm lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa nấm lưỡi cũng như các bệnh răng miệng khác.

The post Nấm lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/nam-luoi-la-benh-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Men răng là gì? Cách bảo vệ và phục hồi men răng yếu hiệu quả