Top 10 dụng cụ nha khoa phổ biến mà bạn thường gặp

Một nha khoa uy tín sẽ được đánh giá bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, dụng cụ nha khoa đạt chuẩn được xem là yếu tố tiên quyết. Bài viết hôm nay, mời bạn cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu về Top 10 dụng cụ nha khoa phổ biến mà bạn thường gặp, qua đó giúp bạn tránh bị bỡ ngỡ cũng như chủ động hơn trong quá trình thăm khám và chữa tại tại các trung tâm nha khoa.

Dụng cụ nha khoa là gì?

Dụng cụ nha khoa là công cụ được sử dụng để kiểm tra và điều trị các bệnh lý về răng miệng. Dụng cụ nha khoa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh đồng thời giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.

Dụng cụ nha khoa là gì?

Top 10 dụng cụ nha khoa phổ biến mà bạn thường gặp

Mỗi bệnh lý về răng miệng sẽ có một dụng cụ nha khoa riêng biệt, để bạn khỏi bỡ ngỡ trong quá trình khám chữa bệnh thì sau đây là 10 dụng cụ nha khoa phổ biến mà bạn cần phải biết:

Tay khoan, mũi khoan

Tay khoan, mũi khoan có rất nhiều loại, mỗi loại được làm từ những vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là mũi khoan từ vật liệu kim cương cao cấp. Nó giúp loại bỏ các mô ngà răng bị hư tổn một cách nhanh chóng, bảo tồn tối đa mô răng thật, tránh gây tổn thương cho mô tủy và hạn chế tình trạng ê buốt răng.

Thiết bị đo chiều dài ống tủy

Hiện nay, các nha khoa uy tín như Nha Khoa Kim đang sử dụng thiết bị đo chiều dài ống tủy với công nghệ tiến tiến nhất trong quá trình khám chữa bệnh cho khách hàng. Thiết bị này giúp xác định chính xác chiều dài của ống tủy lên đến 96%, không phân biệt môi trường khô hay ướt.

Nhờ có thiết bị này mà việc chữa tủy trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, tránh làm vùng chóp răng bị ảnh hưởng. Khắc phục hiệu quả các trường hợp phức tạp, quá hẹp hay các răng hàm trong cùng có quá nhiều ống tủy.

Máy điện tốc độ cao

Tốc độ quay hoạt động của máy điện tốc độ cao lên đến 10.000-15.000 vòng/phút. Thiết bị này hoạt động nhờ vào sức quay dẫn truyền đến tay khoan, thông qua hệ thống ròng rọc hoặc qua cần dẻo.

Máy siêu tốc

Máy siêu tốc là thiết bị nha khoa có tốc độ quay vô cùng mạnh mẽ, khoảng 300.000-400.000 vòng/phút. Nguyên lý hoạt động của máy siêu tốc là hơi ép cùng hệ thống phun nước kèm với tay khoan.

Máy đạp chân

Máy đạp chân có tốc độ quay khá chậm, lý do là vì máy hoạt động chủ yếu thông qua dùng lực đạp chân. Vì vậy, chỉ thích hợp sử dụng ở những nơi không có điện.

Máy cạo vôi răng

Chức năng chính của máy cạo vôi răng là giúp loại bỏ vôi răng (lấy cao răng) mà không gây ra các hiện tượng như chảy máu răng, chảy máu vùng nướu và các mô mềm trên răng. Giúp đánh bóng răng nhưng không làm men răng bị mài mòn.

Máy cạo vôi răng

Đèn trám Halogen

Công dụng của đèn trám Halogen trong nha khoa là giúp làm nhanh quá trình trùng hợp chất liệu trám răng Composite, giúp chất trám được đông cứng lại nhanh chóng đồng thời rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân.

Các loại ghế nha khoa

Ghế nha khoa chắc chắn là một trong những dụng cụ nha khoa không thể thiếu tại mỗi phòng nha. Có 2 loại ghế nha khoa chủ yếu sau đây:

Ghế dành cho người điều trị

Ghế dành cho người điều trị có thể điều chỉnh nâng lên, hạ xuống thông qua bộ điều khiển. Đa số những loại ghế này đều có chỗ tựa lưng khá êm và thoải mái, ngoài ra còn được tích hợp thêm bánh sẽ để dễ dàng di chuyển.

Ghế dành cho bệnh nhân

Ghế dành cho bệnh nhân sẽ chia thành 2 loại, bao gồm:

  • Ghế nằm: Sử dụng cho bệnh nhân cần điều trị ở tư thế nằm, trên ghế nằm sẽ tích hợp các nút điều khiển bằng điện, thông quá các nút này người dùng có tùy chỉnh ghế nâng lên hoặc hạ xuống, ngã ra phía sau nhiều hay ít một cách dễ dàng theo ý muốn.
  • Ghế ngồi: Sử dụng cho bệnh nhân cần điều trị ở tư thế ngồi, ghế ngồi thường là ghế bơm dầu và không được trang bị các nút bằng điện như ghế nằm.

Dụng cụ khám

Dụng cụ khám bao gồm thám trâm, gương, kẹp gắp cùng một số dụng cụ cầm tay khác.

Dụng cụ nha khoa – Thám trâm

Thám trâm là dụng cụ nha khoa được sử dụng chủ yếu trong quá trình thăm khám và nhận biết được các lỗ sâu răng bên trong khoang miệng. 3 loại thám trâm phổ biến hiện nay là:

  • Số 17 có móc nhỏ, chủ yếu sử dụng để nhận diện lỗ sâu mặt bên.
  • Số 6 chủ yếu sử dụng để nhận diện lỗ sâu mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.
  • Số 23 chủ yếu sử dụng để tìm lối vào ống tủy, công dụng cũng giống như số 6.

Dụng cụ nha khoa – Gương

Trong nha khoa, gương được dùng với các mục đích sau đây:

  • Phản chiếu ánh sáng đến răng.
  • Giúp quan sát những vị trí khó thấy được bằng mắt.
  • Định hình và giữa cho môi, má, lưỡi xa nơi điều trị.

Dụng cụ nha khoa – Kẹp gắp

Kẹp gắp bao gồm hai đầu mũi khép chặt và rất đơn, một số kẹp gắp còn có khía, chủ yếu sử dụng để gắp bông gạc. Ngoài ra còn giúp cô lập răng, lau khô xoang trước khi tiến hành điều trị.

Dụng cụ khám răng

Dụng cụ cầm tay

  • Cây đục men: có nhiều loại khác nhau, chủ yếu để cắt men.
  • Cây nạo ngà: có nhiều kích thước khác nhau, chủ yếu để nạo ngà mềm.

Thiết bị vô trùng

Thiết bị nha khoa này sẽ là yếu tố quyết định trực tiếp đến kết quả điều trị và thẩm mỹ của bệnh nhân.

Lò hấp Autoclave

Lò hấp nhiệt độ cao mang lại hiệu quả khử trùng tuyệt đối cho các dụng cụ nha khoa. Trước khi đưa vào lò hấp, các dụng cụ nha khoa đều phải được ngâm trong dung dịch khử trùng, diệt khuẩn dù chỉ mới sử dụng hoặc sử dụng sau 1 lần.

Lò hấp được thiết lập chế độ và thời gian tiệt trùng một cách khoa học, dù là các khe, kẽ dụng cụ nhỏ nhất cũng được khử trùng tất cả các vi khuẩn sau thời gian tiêu chuẩn được lập trình.

Tủ tia cực tím

Tủ tia cực tím có tác dụng khử khuẩn cho các dụng cụ khám chữa bệnh ở nha khoa khi được cất giữ trong tủ này.

Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Kim về Top 10 dụng cụ nha khoa phổ biến mà bạn thường gặp. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín.

The post Top 10 dụng cụ nha khoa phổ biến mà bạn thường gặp appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa chất lượng cao.



source https://nhakhoakim.com/top-10-dung-cu-nha-khoa-pho-bien-ma-ban-thuong-gap.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?