Vì sao cần cấy ghép Implant khi mất răng?

Đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, khắc phục tiêu xương ổ răng, không xâm lấn…là những ưu điểm của cấy ghép Implant – phương pháp phục hồi răng mất tối ưu, giúp tránh những hậu quả nghiêm trọng khi mất răng.

Những tác hại của việc mất răng 

Tình trạng mất răng, đặc biệt là ở người trưởng thành sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng vì răng không thể mọc lại. 

Mất thẩm mỹ

Ngại ngùng, thiếu tự tin khi giao tiếp là tâm lý của rất nhiều người khi mất răng ở vị trí dễ nhìn thấy.

Răng giúp định hình khuôn mặt nên trong trường hợp mất nhiều răng, gương mặt sẽ thay đổi, trông già hơn do hai má bị hóp vào, khuôn răng bị móm, vùng da mặt bị chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn quanh miệng.

vì sao cần cấy ghép Implant khi mất răng

Mất răng dẫn đến sự mất tự tin khi giao tiếp

Giảm chức năng ăn nhai

Người mất răng không tự tin cắn, nhai các loại thực phẩm dai, cứng… dần mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn. Ngoài ra, khi răng bị mất thì chức năng nhai, xé thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng thức ăn không được nghiền kỹ kéo dài dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa.

Tiêu xương hàm

Mất răng là một trong những nguyên nhân chính làm tiêu xương hàm. Răng bị mất đi, không còn ăn nhai, xương hàm ở vị trí mất răng không được tác động trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu xương.

Lệch khớp cắn

Một hoặc vài răng bị mất đi trong thời gian sẽ khiến các răng xung quanh bị xô lệch, dẫn đến sai khớp cắn. Đây cũng là nguyên nhân gây mỏi hàm, đau vùng thái dương, mỏi cổ….

vì sao cần cấy ghép implant khi mất răng

Các răng xung quanh răng bị mất sẽ xô lệch, dẫn đến sai khớp cắn

Phát âm bị ảnh hưởng

Việc mất răng cũng gây khó khăn khi phát âm. Giọng nói sẽ bị thay đổi, thường xuyên nói ngọng, nói ra hơi gió hay thậm chí văng nước bọt ra ngoài.

Cấy ghép Implant là gì?

Cấy ghép Implant là phương pháp dùng một trụ chân răng nhân tạo bằng Titanium đặt vào trong xương hàm tại vị trí răng đã mất. Trụ chân răng này sẽ thay thế chân răng thật, sau đó dùng răng sứ gắn lên trụ răng Implant tạo thành răng hoàn chỉnh.

vì sao cần cấy ghép implant khi mất răng

Cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu cho người mất răng

Cấy ghép Implant có khả năng phục hồi răng mang lại hiệu quả cải thiện tốt như mong đợi cho khách hàng trong các trường hợp sau:

  • Mất 1 răng
  • Mất nhiều răng
  • Mất răng toàn hàm
  • Hư chân răng

Ưu điểm của cấy ghép Implant với những phương pháp khác

 

Hàm giả tháo lắp

Cầu răng sứ

Cấy ghép Implant

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ thực hiện trong thời gian ngắn.
  • Phù hợp với người cao tuổi, sức khỏe yếu.
  • Chi phí thấp.
  • Đẹp tự nhiên hơn hàm giả tháo lắp.
  • Chức năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp.
  • Thẩm mỹ đẹp: răng được phục hình có hình dáng đẹp như răng thật.
  • Chức năng ăn nhai tốt và tự nhiên như răng thật.
  • Khắc phục tiêu xương ổ răng.
  • Không xâm lấn, bảo tồn răng thật.
  • Chi phí hợp lý so với độ bền lâu dài.

Khuyết điểm

  • Lực nhai yếu, không có nhai được đồ cứng, dai.
  • Vướng víu, bất tiện do phải vệ sinh thường xuyên.
  • Thời gian dài sẽ gây tiêu xương hàm, tụt nướu, gương mặt lão hóa sớm.
  • Gây tổn hại đến răng thật xung quanh.
  • Thời gian dài sẽ gây tiêu xương hàm, tụt nướu.
  • Dễ gây viêm nướu, hôi miệng.
  • Chi phí cao và khả năng làm lại cao.
  • Thời gian điều trị dài.
  • Tuần 1 – 2: Thăm khám, chụp phim, xét nghiệm, cắm trụ Implant
  • Tuần 2 – 24: Tái khám, kiểm tra lành thương
  • Tuần 25: Lấy dấu răng sứ
  • Tuần 26: Gắn sứ 
  • Cần chăm sóc kỹ như răng thật.

Độ bền

  • Thấp, 3 – 5 năm phải chỉnh hoặc thay hàm mới.
  • Từ 7 – 15 năm nếu chăm sóc tốt.
  • Gần như vĩnh viễn khi chăm sóc đúng cách.

Trồng răng Implant là phương pháp tốt và bền vững nhất khi bạn muốn tìm lại răng đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ giống như răng thật. Đừng ngần ngại liên hệ Nha Khoa Kim để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhé!

The post Vì sao cần cấy ghép Implant khi mất răng? appeared first on Nha Khoa KIM - Hệ thống nha khoa đạt chuẩn quốc tế.



source https://nhakhoakim.com/vi-sao-can-cay-ghep-implant-khi-mat-rang.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Nang chân răng là gì? Chi phí phẫu thuật và bao lâu thì khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?