Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2023

Răng bị đen ở kẽ phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh
Răng bị đen ở kẽ là tình trạng mà nhiều người thường hay gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến chúng ta cảm thấy tự ti khi cười nói mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng nói chung nếu không tìm cách khắc phục kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và lời khuyên hữu ích nhất. Nguyên nhân răng bị đen ở kẽ Răng bị đen ở kẽ là tình trạng màu răng bị biến đổi ở vị trí tiếp nối giữa các răng với nhau. Theo các chuyên gia nha khoa, đen kẽ răng là dấu hiệu sớm cảnh báo cho những vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Răng bị đen ở kẽ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như di truyền hoặc thói quen ăn uống Tình trạng đen kẽ răng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Răng bị sâu Sâu răng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng kẽ răng bị đen. Như chúng ta đã biết, sâu răng là tình trạng các mô cứng bị tấn công bởi vi khuẩ

Răng khôn mọc ngang có nên nhổ hay không?

Hình ảnh
Răng khôn mọc ngang là tình trạng răng khôn mọc không đúng vị trí. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mỗi người. Vậy răng khôn mọc ngang có nên nhổ hay không? Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu một cách chi tiết ngay trong bài viết dưới đây. Đặc điểm của răng khôn mọc ngang Răng khôn (hay còn được gọi là răng số 8, răng cối số 3) là chiếc răng mọc lên trong giai đoạn từ 18 đến 27 tuổi, khi con người bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp răng khôn sẽ mọc ở thời điểm muộn hơn. Vì phát triển muộn hơn so với những răng khác nên răng khôn thường không đủ chỗ mọc, dẫn đến tình trạng mọc không đúng vị trí như mọc ngang, mọc ngầm, mọc xiên,…gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe răng miệng và cần phải loại bỏ. Răng khôn mọc ngang thường nằm dưới xương hàm và lệch mộc khoảng lên đến 90 độ Răng khôn nằm ngang là một trường hợp mọc lệch phổ biến của răng khôn, bao gồm một số đặc điểm sau đây: Răng khôn mọ

Bọc răng sứ giữ được bao lâu thì phải làm lại?

Hình ảnh
Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi đến thăm khám tại Nha Khoa Kim. Nhìn chung, mỗi loại răng sứ sẽ có độ bền và tuổi thọ sử dụng khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây. Lợi ích của việc bọc răng sứ Bọc răng sứ là kỹ thuật thường được chỉ định để khắc phục các khiếm khuyết về răng miệng như răng thưa, răng lệch lạc, răng nhiễm màu kháng sinh, răng vỡ mẻ, răng hở kẽ,…Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích như: Khắc phục các khuyết điểm của răng như răng hô, móm, thưa nhẹ, khấp khểnh, xỉn màu,… Độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt, đảm bảo chức năng ăn nhai của hàm. Đối với các trường hợp răng sâu, răng đã chữa tủy, răng vỡ mẻ,…bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật một cách tối đa. Răng sứ có nhiều loại với nhiều tone màu khác nhau để người dùng có thể lựa chọn sao cho phù hợp với màu răng tự nhiên. Chi phí thực hiện hợp lý, phù hợp với ngân sách của đại đa số người dùng. Bọc răng sứ là

Răng lung lay làm sao để chắc lại như lúc ban đầu?

Hình ảnh
Răng lung lay chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp bất thường. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn cùng nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Vậy nguyên nhân răng lung lay là gì và răng lung lay làm sao để chắc lại? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để tìm lời giải đáp nhé! Nguyên nhân răng lung lay là gì? Trong giai đoạn trẻ sắp thay răng mới, răng sẽ bị lung lay. Điều này là hoàn toàn tự nhiên và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng trẻ. Tuy nhiên, với người trưởng thành khi răng bị lung lay là biểu hiện cho sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân làm răng bị lung lay như tuổi tác, bệnh lý và các chấn thương khác Răng lung lay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến: Do tuổi tác Tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần bị lão hóa và xương ổ răng cũng không ngoại lệ. Lúc này, các tổ chức xương, dây chằng xung quanh sẽ trở nên lỏng lẻo và không thể l

Nguyên nhân và cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Hình ảnh
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là dấu hiệu cảnh báo cho những bất thường của răng miệng. Tình trạng này gây cảm giác đau nhức, khó chịu vô cùng, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là gì? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim. Nguyên nhân gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới Tình trạng sưng lợi hàm dưới trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể đến: Viêm lợi trùm Răng khôn là chiếc răng mọc lên cuối cùng và nằm ở trong cùng của hàm. Khi răng khôn xuất hiện, tất cả các răng khác đã mọc hoàn chỉnh, mô nướu lúc này đã phát triển dày và cứng chắc, một phần răng khôn đang nhú sẽ bị che phủ bởi phần lợi trùm, khi răng nhú lên sẽ kích thích lợi gây sưng đau, tấy đỏ. Mặc dù là lợi trùm nhưng vẫn có khe hở, điều này tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn thừa tích tụ, là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm. Ngoài sưng nướu răng, viêm lợi trù

Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh
Sâu răng trẻ em khá phổ biến, theo thống kê có hơn 80% trẻ trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi mắc các bệnh về sâu răng. Nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ là quá trình vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Cùng với đó là thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo. Vậy sâu răng ở trẻ có nguy hiểm không? Làm cách nào để ngăn ngừa và điều trị sâu răng cho bé hiệu quả? Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em Bé bị sâu răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng mà không được làm sạch sau khi ăn. Từ đó kết dính với nước bọt và hình thành các mảng bám bao phủ lên bề mặt răng. Khi bé ăn, đặc biệt là các loại thức ăn có chứa tinh bột và đường, sẽ kết hợp với các mảng bám này để tạo ra acid. Chúng sẽ ăn mòn mô cứng của răng, gây sâu răng. Thói quen ăn uống các loại thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt,… Cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị sâu răng Chưa kể, khi răng bé chớm sâu nhưng bố mẹ

Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng hay không?

Hình ảnh
Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là tác nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm lợi, tụt lợi,…Vậy cao răng là gì ? Có nên lấy cao răng hay không? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết. Cao răng là gì? Cao răng (hay vôi răng) là những mảng bám cứng, tích tụ ở cổ răng, được hình thành do sự tác động của vi khuẩn lên thức ăn còn sót lại. Cao răng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, ở những người hút thuốc lá thì cao răng có màu vàng nhưng sẫm hơn Cao răng còn tạo điều kiện cho mảng bám phát triển, khiến mảng bám bám chặt hơn từ đó dẫn đến các bệnh nghiêm trọng về răng lợi như sâu răng, viêm nướu. Cao răng không thể làm sạch bằng cách đánh răng thông thường, bạn cần đến phòng khám nha khoa để nha sĩ loại bỏ chúng bằng kỹ thuật và máy móc chuyên dụng. Cao răng là các mảng trắng tích tụ ở cổ răng do sự hình thành của các mảng thức ăn và vi khuẩn Cao răng hình thành như thế nào? Sau khi ăn khoảng 1